Thanh niên đi xe máy cúi đầu cảm ơn ô tô nhường đường: Dân mạng ‘thả tim'
Ngày 4.1, thông tin từ Công an TX.Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Tính (38 tuổi, ngụ xã Long Hưng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có cả giấy triệu tập của ngành công an. Trước đó, Công an TX.Thái Hòa phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức và các loại giấy tờ giả này được rao bán qua mạng xã hội nên đã lập chuyên án để điều tra. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Nguyễn Đức Tính là nghi phạm cầm đầu đường dây này với vai trò trực tiếp sản xuất, phân phối, điều hành. Khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Tính tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa), lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tài liệu giả, gồm: bằng đại học, các loại chứng chỉ, thẻ nhà báo, giấy đăng kiểm phương tiện, căn cước công dân, tem kiểm định… và nhiều công cụ, máy móc phục vụ việc làm giấy tờ giả. Mở rộng vụ án, cơ quan chức năng đã bắt giữ Hoàng Thanh Tuyền (29 tuổi, ngụ H.Ý Yên, tỉnh Nam Định) và Nguyễn Tuấn Thông (28 tuổi, ngụ H.Chư Prông, tỉnh Gia Lai), là 2 mắt xích trong đường dây làm giả tài liệu này. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Tính khai nhận, từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, Tính và 2 đồng phạm đã làm giả hàng ngàn loại giấy tờ, tài liệu bán cho "khách hàng" trên khắp cả nước với giá mỗi giấy tờ, tài liệu giả từ 3 - 5 triệu đồng. Các giấy tờ, tài liệu giả được "khách hàng" đặt mua với mục đích đi xin việc, hợp thức hóa bằng cấp, hồ sơ… Đặc biệt, nhóm này còn làm giả cả giấy triệu tập của ngành công an để bán cho các đối tượng tội phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Độc đáo phòng game được đặt tên theo Cristiano Ronaldo
Sáng nay 24.1, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đang tích cực cấp cứu và khẩn trương hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 32 bệnh nhi tỉnh Tuyên Quang ngộ độc thuốc diệt chuột.Trước đó, chiều tối ngày 22.1, Trung tâm Nhi khoa và Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 của Trường tiểu học Phú Bình, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Các bệnh nhi này cùng có chẩn đoán nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột dạng "siro" màu hồng. Theo các bệnh nhi, loại "siro" này có mùi thơm giống kẹo. Sáng ngày 21.1, một trẻ sang đồi chè sát cạnh trường và thấy một túi chứa rất nhiều ống nhựa màu đỏ, xanh, trẻ lấy một ống mang về trường và rủ một bạn cùng uống. Sau đó các trẻ khác cũng sang lấy các ống này về trường.Ngoài ra, một trẻ khác cũng nhặt được túi chứa nhiều ống nước màu hồng từ một bụi cây bên cổng trường và chia nhau uống. Ngoài 32 bệnh nhi kể trên, Bệnh viện Nhi T.Ư cũng đang điều trị 5 trẻ trong cùng vụ việc. Các trẻ cùng nhập viện ngày 21.1, tất cả đã có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với hóa chất diệt chuột fluoroacetate.Trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhi trong vụ ngộ độc, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết các bệnh nhi đã được khám, đánh giá, xét nghiệm các chỉ số đánh giá về tổn thương do ngộ độc; độc chất trong nước tiểu, chụp cộng hưởng từ. Một số có chỉ định siêu âm tim.Một cháu có biểu hiện co giật tại bệnh viện. 2 cháu có tổn thương não trên phim cộng hưởng từ. Một số cháu có dấu hiệu ảnh hưởng chức năng tim nhưng tất cả đang tỉnh táo và được theo dõi sát, được điều trị theo phác đồ. Bác sĩ Nguyên chia sẻ, các bác sĩ cố gắng không bỏ sót các nguyên nhân do chất độc khác. Tiên lượng về sức khỏe các bệnh nhi này phải sau vài ngày đầu, tùy thuộc diễn biến tiếp theo.Các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đang hướng dẫn nhà trường và các trường bên cạnh rà soát nguy cơ còn sót các ống hóa chất diệt chuột hoặc tất cả các hóa chất khác ở trong khuôn viên nhà trường, tìm tất cả các cháu đã uống các loại ống chất lỏng trên hoặc bất kỳ hóa chất nào khác nghi ngờ và đề nghị nhập viện tại địa phương."Đồng thời thông báo cơ quan điều tra, chính quyền để tìm nguyên nhân, nguồn gốc, đảm bảo không bỏ sót các chất độc khác và không bỏ sót các cháu khác bị ngộ độc", bác sĩ Nguyên cho biết thêm.
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Gặp tai nạn giao thông ở Thủ Đức, nữ nhân viên tạp vụ bệnh viện tử vong
Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelensky cho rằng Ukraine khó tồn tại trước các cuộc tấn công của Nga nếu không được Mỹ giúp đỡ về quân sự.Bên cạnh đó, tổng thống Ukraine nhấn mạnh ông không muốn nghĩ đến việc phải chiến đấu với Nga mà không được Mỹ hỗ trợ và viễn cảnh không còn là đối tác chiến lược của Washington nữa.Cuộc phỏng vấn diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ thể hiện ý muốn chấm dứt sớm chiến sự và châu Âu phải đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ Ukraine.Phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đã gặp Tổng thống Zelensky tại Munich trong ngày 14.2. Tuy nhiên, Reuters đưa tin cuộc gặp kết thúc mà không có công bố nào về thỏa thuận khoáng sản giữa hai nước.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra dự thảo thỏa thuận trong chuyến thăm Kyiv mới đây nhưng phía Ukraine được cho là đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận mang tính một chiều này.Thông báo trên mạng xã hội X, Tổng thống Zelensky cho hay “Các nhóm của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về thỏa thuận”, nhấn mạnh đã có cuộc gặp tốt đẹp với Phó tổng thống Vance. Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tiến nhanh hết sức có thể đến nền hòa bình thật sự và được đảm bảo.